0865.579.482

Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ – quy trình chuẩn bị

Sơn lại nhà cũ là một công đoạn quan trọng trong quá trình cải tạo sửa chữa nhà. Sơn nhà cần đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, thẩm mỹ và phối màu đẹp sẽ mang lại sức sống mới cho căn nhà. Bạn cần phải có kinh nghệm về việc sơn lại nhà cũ hoặc lên một kế hoạch chính xác về việc tu sửa cho ngôi nhà của mình.

Lên kế hoạch sơn sửa lại nhà – lựa chọn màu sắc và chi phí

Thông thường tường nhà cũ đều xuất hiện nhiều vết bẩn, vết nứt tường theo thời gian, tường có thể bị nghiêng do nhà lún, gây nên nứt và thấm dột, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và an toàn của người sử dụng. Do vậy vào dịp cuối năm mọi người thường hay có nhu cầu sơn sửa, cải tạo lại nhà cũ để đón năm mới hoặc nâng cao mức sống, thẩm mỹ cho ngôi nhà, trong đó sơn sửa lại nhà cũ là một công tác quan trọng.

Bạn muốn trang hoàng lại cho ngôi nhà của mình được mới mẻ, bạn muốn thay đổi phong cách cho ngôi nhà ấy, bạn muốn chọn màu sơn nhà lại khác so với màu ban đầu? Việc lựa chọn sơn lại các bức tường cho tổ ấm của bạn sẽ giúp cho ngôi nhà thêm sáng sủa và như mới trở lại, phù hợp mong muốn thay đổi của gia chủ.

Lựa chọn màu sắc mới để “thay áo” cho ngôi nhà

Các loại sơn hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại sơn với các tính năng khắc nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dùng trong việc sơn nhà bên trong và bề ngoài giúp cho không gian đẹp và chất lượng công trình đảm bảo độ bền, được bảo vệ trước những tác động của thời tiết.

Các loại sơn nhà được sử dụng trong thi công sơn xây dựng nhà cửa mới, sơn lại nhà cũ bao gồm: sơn nội thất (sơn trong nhà), sơn ngoại thất (sơn ngoài nhà) và sơn lót. Đồng thời có các loại sơn nhà với tính năng chuyên dụng như: Sơn chống thấm, chống nóng, chịu nhiệt, chống cháy hay có tính năng trang trí đặc biệt như sơn giả đá, sơn giả gỗ, sơn nhũ và giá thành đa dạng phụ thuộc vào thương hiệu sản xuất sơn.

Kinh nghiệm chọn mua sơn nhà – sơn tường tốt

Trong sơn nhà, người ta thường chọn sơn nước sử dụng cho không gian bên trong và bên ngoài khác nhau. Điều này đòi hỏi người dùng hoặc người thợ sơn phải hiểu được đặc trưng của ngôi nhà như độ ẩm, cường độ ánh sáng, môi trường thường xuyên bụi bẩn hay sạch sẽ, sử dụng sơn trong nhà hay ngoài nhà, sở thích về màu sơn mới có thể lựa chọn mua sơn nhà giá rẻ, tốt phù hợp với không gian nhất.

Nếu bạn là người có kinh nghiệm trong việc lựa chọn sơn nhà, bạn có thể tự tin cân nhắc các yếu tố từ chất lượng, giá cả tới vấn đề chọn màu sắc, tính toán khối lượng mua sơn tường hợp lý để lựa chọn sơn nhà loại nào tốt, tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu bạn là một người dùng chưa có kinh nghiệm chọn mua sơn nhà thì bạn có thể tham khảo hoặc tin tư vấn chọn sơn nhà từ các đại lý hay các đội thợ chuyên thi công sơn nhà trước khi chọn chọn mua sơn nhà nhé.

Chọn màu sơn nhà

Khi chuẩn bị “thay áo mới” cho tường nhà bạn, chắc chắn sẽ hỏi nên chọn sơn màu gì? chọn màu sơn nhà như thế nào cho đẹp, có nên sơn lại màu cũ không? Thực tế, cách chọn màu sơn nhà phù hợp sẽ cần cân nhắc tới các yếu tố bao gồm:

  • Phong cách thiết kế nhà: chọn màu sơn nhà vườn sẽ khác với sơn nhà ống, nhà phong cách cổ sẽ khác với nhà hiện đại. Vì vậy chọn sơn nhà màu trắng hay màu xanh sẽ phụ thuộc một phần và kiến trúc nhà ở của bạn.
  • Sở thích của gia chủ về màu sơn: Bạn sẽ cần cân nhắc chọn màu sơn nhà sang trọng hay thể hiện dấu ấn cá nhân, thiên về tính cổ điển, màu sơn đậm chất tính trẻ trung năng động
  • Diện tích không gian sơn: chọn màu sơn nhà có diện tích nhỏ sẽ khác với chọn màu sơn nhà có diện tích rộng. Thường nhà nhỏ sẽ chọn màu đơn giản, tính sáng để tăng độ sáng, rộng cho không gian. Ngược lại, với những không gian rộng hoàn toàn có thể lựa chọn những màu sơn nhà phong cách hiện đại như màu trầm, giúp mang lại sự sang trọng.
  • Phụ thuộc là sơn nội hay ngoại thất: Chọn màu sơn ngoài nhà có thể khác với sơn trong nhà bởi nó còn phụ thuộc vào khả năng giữ màu, tác động của môi trường độ ẩm, ánh sáng, bụi bẩn khác nhau.
  • Yếu tố phong thủy của chủ nhà với màu sơn: hiện nay phong thủy nhà ở có vai trò rất quan trọng đối với không gian thiết kế nhà cửa. Trong đó, màu sắc được xem là yếu tố cần lựa chọn hợp với phong thủy. Trong đó, mỗi gia chủ sẽ hợp với một số màu sắc và giúp gia tăng vận khí. Nhưng cũng có những lựa chọn màu sơn nhà xung khắc với tuổi mệnh khiến vận gia chủ gặp điều không may. Ngoài ra người ta còn lựa chọn màu sơn nhà theo hướng nhà, vị trí nhà cửa trong tổng thể không gian sao cho đảm bảo cân bằng về phong thủy. Bởi vậy, yếu tố phong thủy sẽ là thứ không thể bỏ qua khi chọn sơn nhà ngoài trời hay nội thất bên trong.

Quy trình chuẩn khi sơn lại tường nhà cũ

 Xử lý vết sơn tường nhà cũ

Bề mặt tường cần được xử lý trước khi sơn, đây là công đoạn rất quan trọng, nếu xử lý tốt sẽ tạo điều kiện cho lớp sơn mới bám chắc vào tường, nếu xử lý kém sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sơn và làm lãng phí sơn. Qua đó, cho dù việc thi công sơn bả như thế nào, dù nhiều hay ít, cũ hay mới, trong nhà hay ngoài nhà cũng đều bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.

Khi sơn tường nhà cũ thì việc xử lý các vết trên tường, xử lý màu sơn là một điều vô cùng quan trọng để sơn nội thất đẹp hơn.

  • Đối với xử lý các vết trên tường: Trường hợp tường nhà bạn và các vết sơn có liên quan đến vữa thì phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.

Trường hợp tường vẫn còn lớp sơn cũ bám dính tốt thì chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn, sau đó sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

  • Để xác định xem lớp sơn cũ có còn bám dính tốt hay không có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng băng keo giấy rộng 1cm dán lên tường một khoảng 20cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì độ bám dính không còn tốt. Nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc rất ít thì độ bám dính còn tốt, có thể thi công mà không cần xả bỏ lớp sơn cũ. Nếu các vết sơn cũ còn bám dính tốt thì bạn có thể sơn lớp mới lên luôn
  • Đối với xử lý màu sơn cũ: Nếu vết sơn tường cũ nhà bạn kém chất lượng hay quá khác biệt với màu sơn mới thì không nên sơn mới đè trực tiếp lên vết sơn cũ, mà bạn phải sơn một lớp sơn màu trắng trước (khi sơn chúng ta có thể pha loãng màu sơn). Nếu màu sơn cũ cũng gần giống như màu sơn mới thì có thể sơn trực tiếp trên bề mặt như bình thường. Nếu màu sơn cũ trùng với màu sơn mới thì bạn có thể sơn trực tiếp lên luôn.

Quy trình sơn mới

– Bước 1: Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà cho mình như: giấy nhám, thùng sơn, cọ quét, con lăn

– Bước 2: Đảm bảo bề mặt tường đã khô và được xử lý theo như đúng kỹ thuật sơn tường nhà cũ.

– Bước 3: Tiến hành lăn sơn. Ở bước này nên chú ý tới sơn bề mặt trước sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính sau đó là lăn sơn màu.

– Thi công sơn lót: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.

– Thi công sơn phủ: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 02 lớp sơn phủ màu.

– Khuyến cáo: Do bề mặt tường cũ nên khi lựa chọn sản phẩm để thi công lại, người tiêu dùng cần tìm hiểu để được tư vấn, chọn màu sơn nhà có thương hiệu và chất lượng.

Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

– Bước 4: Vệ sinh bề mặt tường sau khi đã tiến hành các bước sơn nhà.

Quy trình 4 bước trên không chỉ áp dụng để sơn lại nội thất nhà mà còn cho cả sơn mặt tiền nhà đẹp

Trên đây là bài viết hữu ích về kinh nghiệm sơn lại nhà cũ của Songiadagiago.com, đội thợ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sơn sửa cải tạo nhà cũ đã chia sẽ hướng dẫn sơn nhà theo phong thủy phù hợp tuổi và mệnh gia chủ đầy hữu ích với những gợi ý từ cách chọn màu sơn, chọn sản phẩm sơn và thợ sơn. Hãy liên hệ ngay với đội thợ sơn của Songiadagiago.com để được hỗ trợ về tư vấn về cách sơn nhà đẹp cũng như các thông tin hữu ích khi cần thiết và giúp bạn sơn lại nhà để đón tết nhé